Khoảng 60-70 % cơ thể cầu thành từ nước. Phần lớn lượng nước đó nằm trong tế bào. Uống không đủ nước ảnh hưởng lớn đến sức khỏe,ốngkhôngđủnướccóthểtáchạiđếncộtsốngvàlư33bet khi đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh hay tụt huyết áp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today(Anh).
Một điều ít người biết là mất nước có thể gây đau lưng. Nguyên nhân là do mất nước đã tác động xấu đến các đĩa đệm cột sống. Các đĩa đệm này có chức năng như lớp đệm giữa các đốt sống, giúp giảm sốc và cho phép cột sống uốn cong linh hoạt hơn.
Đĩa đệm có 70% thành phần là nước. Khi cơ thể bị mất nước, thể tích của các đĩa đệm sẽ giảm. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề khi vận động, khiến các đốt sống bị hao mòn nhiều hơn và gây đau lưng.
Lớp ngoài của các đĩa đệm này có thể bị tổn thương. Qua thời gian, chúng sẽ bị phồng lên, thậm chí là thoát vị đĩa đệm và gây chèn ép dây thần kinh tọa. Cơn đau lúc đó không chỉ dừng lại ở lưng mà còn lan xuống đến chân.
Những đĩa đệm cột sống có xu hướng mất nước trong suốt cả ngày vận động. Vì hầu hết thời gian ban ngày là chúng ta sẽ đứng hay ngồi nên đĩa đệm sẽ bị đè nén liên tục. Hệ quả là khiến cơ thể khó bù nước cho đĩa đệm. Trên thực tế, mọi người sẽ thấy mình thấp hơn khoảng 1 cm vào cuối ngày do lượng nước trong đĩa đệm sụt giảm, dẫn đến chiều dài cột sống giảm theo.
Để tránh cơ thể mất nước, mọi người cần uống ít nhất 2 lít nước/ngày. Những ngày trời nóng hay vận động thể chất nhiều thì cần uống nhiều hơn. Trong ngày, trung bình khoảng 30 phút nên uống nước 1 lần.
Dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết nhất khi cơ thể bị thiếu nước là màu nước tiểu. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, khi chuyển sang màu vàng là cơ thể đang mất nước.
Mọi người có thể bổ sung nước qua nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố, nước dừa và các loại đồ uống không cồn, không có caffeine khác, theoMedical News Today.